Sách nghiên cứu & văn học Đại Đạo
-
“MỘT DÒNG BÁT NHÔ trình bày lý đạo trong hai bài thánh giáo “Tâm Pháp Giải Trần Lao” (Đức Thái Thượng Đạo Tổ, 1973) và “Một Dòng Bát Nhã” (Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, 1977).
-
“LUẬT NHÂN QUẢ THEO GIÁO LÝ CAO ĐÀI” và các đề tài về gia đình: (a) Trách nhiệm của cha mẹ đối với con nhà đạo; (b) Con nhà đạo vào đời thời @; (c) Một ngày sống đạo của người tín đồ Cao Đài.
-
“LÒNG CON TIN ĐẤNG CAO ĐÀI” gồm mười câu chuyện đạo tại hội trường Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.
-
“KINH CỨU KHỔ TRONG ĐẠO CAO ĐÀI” trình bày nguồn gốc bài kinh, nguyên văn chữ Nho, phiên âm, dịch nghĩa, và ý nghĩa bài kinh.
-
“MỘT GÓC NHÌN VĂN HÓA CAO ĐÀI” là hiệp tuyển mười tám bài viết về những khía cạnh thuộc văn hóa Cao Đài.
-
“CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC” trình bày quan niệm về hạnh phúc theo Công Giáo và Cao Đài.
-
“ĐIỂM TỰA TÂM LINH” là câu chuyện đạo nhân dịp một thánh sở mới vừa lạc thành.
-
“ĐẤT NAM KỲ − TIỀN ĐỀ PHÁP LÝ MỞ ĐẠO CAO ĐÀI” (tam ngữ Việt-Anh-Pháp) trình bày cơ sở pháp lý đã tạo điều kiện cho đạo Cao Đài có “tư cách pháp nhân” rất dễ dàng vào năm 1926 tại Sài Gòn.
-
“ĐẤT NAM KỲ - TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI” (song ngữ Việt-Anh) trình bày lý do (xét theo các điều kiện văn hóa bản địa) vì sao đạo Cao Đài phải ra đời ở Nam Kỳ thay vì Trung Kỳ hay Bắc Kỳ.
-
“ĐỌC LẠI THẤT CHÂN NHÂN QUẢ” có thể xem như một cách “giải mã” tác phẩm đạo học “Thất Chân Nhân Quả”.